Chỉ số TDS trong nước là gì? Mức chỉ số TDS bao nhiêu là phù hợp?

Để xác định nguồn nước đạt chất lượng cho việc sử dụng thì nhiều nhà khoa học đã đưa ra một số tiêu chí nhất định. Trong đó có chỉ số TDS. Vậy chỉ số TDS trong nước là gì? Mức chỉ số bao nhiêu là phù hợp cho nguồn nước sạch?

Chỉ số TDS trong nước là gì?
Chỉ số TDS thường có trong nhiều nguồn nước khác nhau

Chỉ số TDS trong nước là gì?

  • Chỉ số TDS được viết tắt từ “Total Dissolved Solids” là chỉ số thể hiện tổng chất rắn hòa tan và chỉ số này dùng để xác định mức độ tinh khiết của nguồn nước.
  • TDS được biểu thị bằng đơn vị mg/L hoặc ppm (parts per million – phần triệu).
  • Những chất có trong TDS chủ yếu là khoáng chất, muối, chất hữu cơ hoặc các hợp chất vô cơ như kim loại nặng, chất rắn (trừ H20).
  • TDS được bắt nguồn từ các nguồn nước tự nhiên, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp, hóa chất hoặc các chất hữu cơ (lá, phù sa, sinh vật phù du).

Mức chỉ số TDS trong nước chuẩn trong việc sử dụng

Thông thường thì chỉ số TDS càng nhỏ thì nước càng sạch. Tuy nhiên, trong việc sử dụng làm nước uống nếu mức chỉ số này quá nhỏ cũng sẽ không tốt vì nó thiếu đi các ion khoáng có lợi cho sức khỏe. Bởi các thành phần nước có chứa nhiều ion khoáng chẳng hạn như các loại nước khoáng sẽ không bị giới hạn về TDS.

Tại Việt Nam, để đảm bảo an toàn sức khỏe lâu dài cho người sử dụng, chỉ số TDS cho phép thường không được vượt quá 0ppm đối với nước tinh khiết và 500ppm đối với nước sinh hoạt.

 

Biểu đồ chỉ số TDS có trong nước
Biểu đồ đo chỉ số TDS trong nước (đơn vị ppm)

Ý nghĩa của các chỉ số TDS trong nước là gì?

Để xác định mức độ sạch của nguồn nước, người ta thường sử dụng bút thử TDS để đo độ tinh khiết của nước. Sau đây là các số liệu đánh giá nguồn nước bạn cần lưu ý khi sử dụng (có thể sử dụng và không nên sử dụng).

  • Chỉ số TDS từ 0-50ppm => nước uống lý tưởng.
  • Chỉ số TDS từ 50-100ppm => nước suối, mạch ngầm.
  • Chỉ số TDS từ 100-170ppm => nước cứng.
  • Chỉ số TDS từ 200 -300ppm => nước cứng ở mức độ nhẹ.
  • Chỉ số TDS từ 300-500ppm => nước cứng ở mức độ cao.
  • Chỉ số TDS từ 500 ppm trở lên => nước ô nhiễm nặng.

Lưu ý: Thường thì chỉ số từ 0 -> 170ppm sẽ là nước sinh hoạt an toàn.

Bạn muốn biết nguồn nước mình đang sử dụng có an toàn hay không thì hãy kiểm tra kỹ và hiểu rõ chỉ số TDS trong nước là gì? Từ đó bạn sẽ an tâm hơn khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt cho gia đình mình.

Chưng cất, khử ion,… được sử dụng khá nhiều trong việc giảm chỉ số TDS trong nước, nhưng những cách này thường khá phức tạp và không mang hiệu quả cao. Hiện nay để loại bỏ TDS có trong nước tự nhiên, người ta thường sử dụng máy lọc nước hiện đại. Chúng có công suất lớn, mang lại hiệu quả cao và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn.

Bình luận